Mường tượng xã hội Arjun_Appadurai

Appadurai kết nối góc nhìn các hoạt động văn hóa dưới thuật ngữ tính tưởng tượng xã hội. Theo Appadurai, tính tưởng tượng xã hội gồm năm nhánh thước đo dòng chảy văn hóa toàn cầu:

  1. Nhánh dân tộc
  2. Nhánh phương tiện truyền thông
  3. Nhánh kỹ thuật, công nghệ
  4. Nhánh tài chính
  5. Nhánh tư tưởng

Ông tự mô tả các kết nối của trí tưởng tượng xã hội như sau:

Hình ảnh, sự tưởng tượng, tính tưởng tưởng – tất cả các thuật ngữ ngày chỉ dẫn chúng ta đến những khía cạnh mới mẻ và quan trọng của tiến trình văn hóa toàn cầu: sự mường tượng là một thực hành xã hội. Không còn đơn thuần là hình ảnh (thuốc phiện cho quần chúng trong khi thế giới công việc thực sự diễn ra ở nơi khác), không còn lối thoát đơn giản (từ một thế giới được xác định chủ yếu bởi những mục đích và cấu trúc cứng nhắc), không chỉ là trò tiêu khiển thượng lưu (do đó không liên quan đến cuộc sống của những người bình thường) và không còn đơn thuần là chiêm niệm (không thích hợp cho các hình thức mới của ham muốn và chủ quan), sự mường tượng đã trở thành một lĩnh vực tổ chức các hoạt động xã hội, một hình thức làm việc (trong ý nghĩa của lao động và thực hành tổ chức văn hóa) và một hình thức đàm phán về những khả năng hợp tác giữa các tổ chức (cá nhân) với các lĩnh vực được xác định trên phạm vi toàn cầu. Sự giải thoát này của mường tượng liên kết các tác phẩm mô phỏng (trong một vài thiết lập) nhằm khủng bố và gây áp bức cho các quốc gia và đối thủ cạnh tranh của họ. Sự mường tượng hiện tại  [5] đã trở thành là trung tâm của tất cả các hình thức của tổ chức, bản thân nó cũng trở thành một thực tế xã hội, và là thành phần quan trọng của trật tự toàn cầu mới.[5]

Appadurai tín nhiệm Benedict Anderson với khái niệm cộng đồng tưởng tượng (imagined communities). Một số nhân vật chủ chốt khác làm việc liên quan đến khái niệm sự mường tượng là Cornelius Castoriadis, Charles Taylor, Jacques Lacan (đặc biệt quan tâm đến biểu tượng, với nghĩa đối nghịch với tính tưởng tượng và thực tế) và Dilip Gaonkar. Tuy nhiên, chứng minh về phong trào dân tộc học của phong trào xã hội đô thị ở Mumbai của Appadurai đã gây tranh cãi với một số học giả như nhà nhân chủng học người Canada, Judith Whitehead cho rằng SPARC (một tổ chức mà Appadurai tán thành như một thể hiện của hoạt động xã hội tiến bộ về nhà ở) là chương trình đồng lõa với chương trình nghị sự tái phát triển Mumbai của Ngân hàng Thế giới.